Hành trình chinh phục đỉnh núi Phú Sĩ

Hòa vào dòng người hối hả, chúng tôi cùng nhau tiếp tục tiến về phía trước trên hành trình chinh phục núi Phú Sĩ. Từ tầng 7 trở đi thì các quán trọ mọc lên nhiều hơn, cách khoảng 100m độ cao lại có 1 quán trọ, chúng tôi thường dừng lại 5-7p mỗi lần ở đó vì có băng ghế ngồi để dưỡng sức. Từ các quán trọ, những nhóm người leo núi cũng bắt đầu thức giấc để chuẩn bị leo lên, báo hiệu rằng không còn nhiều thời gian nữa, linh tính hôm nay thời tiết đẹp, bình minh sẽ lên sớm nên các thành viên động viên nhau nghỉ ít thôi và tập trung dồn sức bước tiếp.
Đỡ lạnh hơn rồi!, dù nhiệt độ càng giảm khi lên cao nhưng vì chúng tôi di chuyển nhiều nên thân nhiệt cũng tăng lên, ai nấy điều cưởi bỏ bớt lớp áo mưa ra và tiếp tục di chuyển. Đường ngày càng dốc, 60 độ, có đoạn 70 – 80 độ dốc toàn đá tảng to, có những đoạn như một bãi đá núi cheo leo chứ không còn là đường nữa, phải chọn xem mình sẽ bước lên tảng đá nào, tay bám vào chỗ nào cho vững trãi rồi mới dám bước tiếp 1 bước, cảm giác như trong trò leo núi địa hình mạo hiểm vậy, vì chỉ cần bước trượt chân, hay mất trọng tâm về phía sau thì có thể xảy ra tai nạn nguy hiểm bất cứ lúc nào. Chúng tôi liên tục bảo nhau “cẩn thận nha mọi người ơi””chậm tí cũng không sao nha”. Vừa leo vừa thở hổn hển, nhưng cả team vẫn rất vui tươi lạc quan “đó, nó phải thế này chứ mọi người nhỉ, thế này mới gọi là leo núi chứ, mà mệt thật đấy, hơi,,hơi,,,”.
Thú thật là, ban đầu tôi chỉ lo cho các thành viên nữ, nhưng cuối cùng có lẻ tôi mới phải là người lo cho chính mình, lúc nào tôi cũng là người đi sau cùng, vì cảm giác dần khó thở cộng với thiếu ngủ từ hôm trước và hôm nay khiến đầu tôi cứ đau nhức, cố gắng từng bước để theo kịp mọi người.
Tầng 8 rồi mọi người ơi, đi mãi cũng đến – chúng tôi reo mừng. Phía dưới đoàn người lũ lượt kéo nhau lên, phía trên thì các nhóm khác vẫn chậm chậm hướng về đỉnh núi. Có những đoàn là học sinh tầm cấp 2, hoặc những người trug niên thì đều có các huấn luyện viên đi cùng hướng dẫn, có các nhóm khách du lịch từ các nước, thậm chí có các gia đình dẫn theo con của họ tầm 7-8 tuổi để cùng leo. Tôi cảm nhận ở Nhật họ nuôi dạy con về khả năng tự lập rất tốt, họ cho phép con họ trải nghiệm và học hỏi nhiều kỹ năng, chơi nhiều môn thể thao để phát triển một cách toàn diện, đó cũng là điều mà tôi muốn học hỏi cho việc nuôi dạy con mình sau này.
Ngỡ tưởng đến tầng 8 là ngon ăn rồi, tôi, Hoàng Cường và các bạn bảo nhau “game này dễ mà nhỉ, hihi. Tầng 8 rồi còn tí là nữa là xong thôi, cố lên nào”. Nhưng nào ngờ từ đoạn này trở đi mới thực sự là thử thách cả nhà ạ. Tầng 8 này đặc biệt dài, cảm giác leo hoài không thoát khỏi được, tôi liên tục bị hụt hơi vì không khí trở nên loãng dần, tầng suất dừng nghỉ nhiêu hơn, đoạn vài chục mét là phải dừng lại thở.
Thấy được biển báo, cứ tưởng đã đên tầng 9 rồi, ai dè nó ghi là 8,5 mới đau chứ!!! Đoạn này ai cũng nhăn mặt rồi mọi người ạ. Tôi mới bắt đầu hiểu tại sau có nhiều người không lên được đến đỉnh mà chỉ dừng ở lưng chừng. Ai,,da,, đúng là đâu có đơn giản!. Nhóm chúng tôi bắt đầu di chuyển khá chậm chạp và luôn động viên nhau. Nhìn về phía sau lưng, ở đằng xa kia, hướng mặt trời sẽ mọc, chúng tôi đã thấy được có một vệt sáng ưng ửng lên rồi, dấu hiệu của bình mình sắp lên đấy. Đi vài chục bước chúng tôi lại quay sau ngước nhìn, rồi tiếp tục tiến lên từng bước khó nhọc như cuộc chạy đua nước rút với mặt trời hừng đông.
Hoàng Cường – thành viên khỏe nhất đội, dù chân cũng đã khó khăn bước lên từng bước nhưng vẫn liên tục động viên “cố lên mọi người ơi, chúng ta phải ngắm bình minh trên đỉnh, không phải ở đây” giúp vực dậy tinh thần chúng tôi.
BÌNH MINH TRÊN ĐỈNH NÚI

Vượt qua tầng 9 rồi! Và cũng nhìn thấy được đỉnh ở trên kia. Cả đoàn người, không chỉ riêng nhóm chúng tôi điều bước đi chậm chạm, bình minh đã bắt đầu nhen nhóm. Tôi thoáng lướt qua được đôi vợ chồng già, ước chừng 60-70 tuổi, người chồng nắm tay vợ dìu bước qua bậc thềm đá rồi cả 2 người nhìn về phía bình minh, khuôn mặt khôg giấu được vẻ mệt mỏi nhưng ẩn sâu trong đó là sự hạnh phúc vì họ đã luôn ở bên nhau trong những khoảnh khắc quý giá. Thôi thấy họ ngồi xuống đó và không di chuyển nữa, có lẻ họ chọn điểm đó là nơi ngắm bình minh.
Tôi bước từng bước khó nhọc, nhìn thấy đỉnh chỉ cách tầm 100m mà không tài nào đến được, bước được một bước phải đứng lại thở vài hơi, nhưng phải làm sao đây vì bình mình bắt đầu ló dạng rồi, những tia nắng ửng đỏ đã bắt đầu nhô lên từ đằng xa. Chợt tôi nghe thấy có tiếng “xịt xoạt…” của bình oxy, ai đó đã dùng nó để trợ khí. Còn tôi thì cảm thấy Khó thở quá, có khi nào mình ngất ở đây không, nếu mình ngất ở đây thì sao? phải chi lúc dưới núi mình mua một bình oxy cầm tay mang theo thì hay quá, hay là mình đón bình minh ở đây, đằng nào cũng sắp tới đỉnh rồi, ở đây cũng tốt, cũng đẹp, ở đây cho quen với không khí rồi lát nữa mình lên đỉnh sau – những tiếng nói nhỏ cứ vang lên trong đầu tôi , nhưng rồi tôi cũng kịp trấn an mình “chắc không sao đâu, mày làm được, chỉ là khó thở thôi, cố lên chút nữa nào”.
Tôi bắt đầu đổi chuyến thuật, thay vì bước từng bước khổ sở, tôi dồn sức leo liền 10 bước, rồi dừng nghĩ 1p, cứ thế hướng về phía đỉnh, đoạn vài chục met cuối, tôi lấy hết sức bình sinh của mình leo lên một mạch, vừa đến đỉnh tim tôi thắt lại và bị mất thở vài nhịp, cảm giác này tôi từng gặp trước đó khi luyện tập chạy 21km hay 42km ở những đoạn gắng sức thế nên nhờ vậy tôi kịp trấn an mình. Nhưng có 1 điểm khác là ở dưới mặt đất thì khả năng hồi sức, thở lại rất nhanh thì ở trên đỉnh này không thể làm điều đó. Dù cố gắng thở sâu, đều, nhưng vẫn cảm thấy không đủ, cảm giác cứ bị hụt hơi và mệt, kèm theo đầu hơi choáng và đau nhức dữ dội lại còn hơi bị buồn nôn nữa nhưng không biết làm gì hơn, chỉ biết cố gắng và cố gắng duy trì trạng thái ổn.
Một bạn nữ trong nhóm bị tuột quyết áp và bắt đầu nôn mửa, khiến chúng tôi cũng hơi hoang mang. Lúc này bình minh đã lộ rõ, mặt trời đã nhô lên hẳn, một vầng sáng chói lóa từ đằng xa trên nền trời xanh trong vắt, những tia năng ám áp chạm vào người tôi, sưởi ấm tôi dưới tiết trời lạnh giá. Từ độ cao này nhìn xuống dưới thấy cả những ngọn núi thấp hơn, thung lũng với mặt hồ KAWAGUCHIKO yên tĩnh, tất cả hiện lên như một bức tranh thiên nhiên sơn thủy khổng lồ hùng vĩ, bên cạnh còn là những tầng mây thấp hơn lơ lững, bồng bền như cỏi tiên cảnh tuyệt đẹp. Tuyệt vời, mình đã làm được rồi – ngắm bình minh trên đỉnh núi, thật là hạnh phúc quá– tôi tự nhủ với chính mình. Những nhóm người khác cũng lần lượt lên đỉnh núi và họ cũng không giấu nỗi cảm xúc của mình “yeah, làm được rồi, ngọn núi này chết tiệt thật””chiến thắng rồi””thành công rồi””ôi cảnh đẹp mê hồn thật”,,,. Cố lấy hết phần sức lực còn lại chúng tôi bắt đầu checkin với các đồng đội, lấy trong balo ra lá cờ cộng đồng đã bị nhàu đi, nhưng biết làm sao hơn ở hiện tại, có là tốt rồi!-chúng tôi tự nhủ với nhau, cố gắng động viên thành viên bị ốm cùng chụp vài bức ảnh với cờ cộng đồng rồi để bạn ấy ngồi nghỉ dưỡng!. Không ngờ tất cả lên hình thật hoàn hảo, tôi khâm phục chính tôi và động đội của mình, thầm biết ơn họ vì đã đi cùng tôi trong hành trình này!. Thật ấm áp và hạnh phúc!. ( mời bạn đón xem phân tiếp theo – THỬ THÁCH GẤP BỘI KHI XUỐNG NÚI)
